Dung môi công nghiệp là gì? Ứng dụng của dung môi công nghiệp

Mục Lục
Mục Lục
Mục Lục

Dung môi công nghiệp là cái tên khá quen thuộc trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên có những loại dung môi công nghiệp nào, có mấy dạng, và khi sử dụng cần lưu ý những điều gì không thì ít ai biết được. Hãy cùng đi sâu vào vấn đề này với chúng tôi ngay sau đây

Dung môi công nghiệp là gì?

dung-moi-cong-nghiep

dung môi công nghiệp

Dung môi công nghiệp là các chất được dùng để hoà tan một chất (rắn, lỏng, khí) nào đó để tạo thành dung dịch ở nhiệt độ quy định, và được sử dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp nặng lẫn nhẹ. 

Xem thêm 

Các dạng của dung môi công nghiệp

Dung môi công nghiệp tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí.

Phân loại dung môi công nghiệp

Theo tính chất hóa học: 

Được chia làm dung môi phân cực và dung môi không phân cực. Hằng số điện môi của dung môi công nghiệp phản ánh sơ bộ tính phân cực của dung môi. Dung môi có hằng số lớn hơn 15 là dung môi phân cực và ngược lại.

Theo nhu cầu sử dụng:

Nếu phân loại theo nhu cầu sử dụng, thì sẽ chia làm 2 loại là dung môi hữu cơ và dung môi vô cơ. Dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, nước hoa, chất tẩy sơn móng tay, chất pha loãng sơn, chất tẩy… Còn dung môi vô cơ (trừ nước) được giới hạn sử dụng trong một số quy trình công nghệ hoặc phục vụ cho công việc nghiên cứu khoa học.

phan-loai-dung-moi-cong-nghiepphân loại dung môi công nghiệp

Các loại dung môi công nghiệp phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại dung môi công nghiệp? Dưới đây là bảng cập nhật tất cả những loại được phân phối trên thị trường, cùng tham khảo ngay nhé!

Các loại dung môi công nghiệp Công thức hóa học
Acetone C3H6O
Xylene C8H10
Toluen  C7H8
Isobutanol C4H10O
Methanol CH3OH
Isophorone IPHO 783
  • Acetone: đây là một loại dung môi được nhập từ Singapore, Đài Loan, Trung Quốc. Nó có dạng lỏng, không màu, có thể tan trong nước và tốc độ bay hơi rất cao. Chính vì vậy, C3H6O được dùng để chế tạo sơn nhanh khô. Ngoài ra, C3H6O còn có khả năng hòa tan tốt các chất như: nitrocellulose, cellulose acetate, cellulose ether, nhờ vậy người ta dùng nó để giảm độ nhớt của sơn. Acetone còn được dùng trong tẩy rửa vì có độ oxy hóa mạnh, giúp đẩy các vết bẩn khó trôi được đánh bay nhanh hơn.

cac-loai-dung-moi-cong-nghiep

các loại dung môi công nghiệp

  • Xylene: là chất được sản xuất và có nguồn gốc ra đời từ Hàn và Singapore tồn tại ở dạng lỏng, không màu, không mùi và cũng không hòa tan trong nước. Xylene được sử dụng trong các ngành sản xuất như: sơn, mực, keo dán,...
  • Toluen: tương tự với Xylene, Toluen cũng là hợp chất lỏng không màu. Tuy nhiên Toluen lại có thể hòa tan và độ bay hơi cao. Toluen được sử dụng nhiều trong các loại chất tẩy rửa, sản xuất keo,...
  • Isobutanol: là chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng và rất dễ cháy. Isobutanol dùng để làm nhiên liệu sản xuất dung môi pha sơn, làm phụ gia trong xăng hoặc làm hương liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm... 
  • Methanol: đây là dung môi được biết đến nhiều nhất. Do đặc tính dễ hòa tan nên nó được ứng dụng trong sản xuất sơn và nhựa, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp carton thô và công nghiệp cao su..
  • Isophorone: có dạng lỏng, màu vàng hoặc không màu, mùi bạc hà, hòa tan rất tốt trong môi trường nước, được dùng rất nhiều trong ngành sơn, pha mực in, in lụa.

Tham khảo thông tin kiến thức hóa chất tại đây

Ứng dụng của dung môi công nghiệp

ung-dung-cua-dung-moi-cong-nghiepỨng dụng của dung môi công nghiệp

  • Hòa tan các thành phần của sơn và chất phủ, giúp đạt được độ nhớt và độ dính mong muốn, cũng như đồng đều bề mặt sơn hoặc chất phủ.
  • Sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm dược phẩm và hóa mỹ phẩm, bao gồm hòa tan, trích xuất, và tách chất hoạt động.
  • Ứng dụng trong công nghiệp dầu khí, bao gồm các quá trình như đồng hóa, phân lập, và xử lý khí đốt.
  • Hòa tan, tách chất, và làm sạch trong quá trình sản xuất hóa chất
  • Sản xuất các sản phẩm điện tử
  • Sản xuất, hoàn thiện, và làm sạch các bộ phận ô tô và hàng không, bao gồm làm sạch động cơ, làm mát, và đồ nội thất.
  • In ấn và bao bì
  • Sản xuất, xử lý, và gia công nhựa và cao su.
  • Chế tạo các thành phần kim loại, làm sạch và bảo dưỡng các thiết bị chế tạo kim loại.
  • Sản xuất thực phẩm
  • Sản xuất chất tẩy rửa
  • Công nghiệp năng lượng

Những lưu ý khi sử dụng dung môi công nghiệp

Các loại dung môi công nghiệp đều là những hợp chất dễ cháy và có tính oxy hóa cao, vì vậy trong quá trình sử dụng và bảo quản chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng hay để các thiết bị, đồ vật dễ phát lửa gần nơi chứa dung môi.
  • Những khu vực thường xuyên phải sử dụng dung môi cần được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy để phòng trường hợp xấu xảy ra.
  • Khi sử dụng, tiếp xúc với dung môi cần mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ chuyên dụng.
  • Sau khi sử dụng, các hợp chất dung môi thừa hoặc bị thải ra cần phải xử lý theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho mọi người và môi trường xung quanh.
  • Lựa chọn những loại dung môi chính hãng, đảm bảo uy tín
  • Bảo quản dung môi ở những khu vực thoáng mát, tránh các khu vực có nhiệt độ cao hay dễ cháy nổ.

luu-y-khi-su-dung-dung-moi-cong-nghiep

lưu ý khi sử dụng dung môi công nghiệp

Mua dung môi công nghiệp ở đâu

Nếu bạn vẫn chưa biết mua dung môi công nghiệp ở đâu, hãy tham khảo Dung môi công nghiêp PG ngay nhé! Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm dung môi công nghiệp giá thành tốt nhất, có khuyến mãi và bảo hành sản phẩm chu đáo.